Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
63851

Chuyển đổi số xã Tam Chung năm 2022

Ngày 10/12/2022 14:38:15

Thực hiện Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện Mường Lát về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân xã Tam Chung xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân
trên địa bàn xã về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giai đoạn phát
triển mới của đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan.
2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm phát triển Chính quyền số và bảo
đảm an toàn thông tin mạng, đặt trọng tâm vào Chuyển đổi số trong toàn cơ
quan góp phần xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu
quả.
3. Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả hoạt động Trang thông tin
điện tử xã; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo quy định.
Nâng cao hiệu quả sử dụng trên phần mềm dùng chung của tỉnh…. Đối với phần
mềm quản lý văn bản và điều hành công việc tăng cường gửi, nhận văn bản điện
tử, chuyển lãnh đạo ký số… Ứng dụng chữ ký số của 100% cán bộ, công chức
chuyên môn.
4. Xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm
chuyên ngành phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm triển khai đồng bộ với
việc phát triển các hệ thống thông tin dùng chung của huyện, tỉnh, cơ sở dữ liệu
quốc gia. Tích cực ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn và chuyển đổi số
trong cơ quan UBND xã.
5. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin: Đầu tư về trang thiết bị, dịch vụ
CNTT và nguồn nhân lực bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo quy định cho
các hệ thống thông tin như mạng LAN, các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ
liệu chuyên ngành của bộ phận chuyên môn. Hướng dẫn cán bộ, công chức thực
hiện nghiêm các quy định về bảo mật thông tin trong quản lý nhà nước, an toàn
thông tin mạng của các hệ thống quản lý. Triển khai các biện pháp đảm bảo an
toàn thông tin theo hướng dẫn của Phòng Văn hóa - Thông tin, Sở Thông tin và

2
Truyền thông. Tích cực tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ của Sở Thông tin và
Truyền thông và UBND huyện tổ chức thực hiện.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số xã Tam Chung
tổng thể, toàn diện, có mô hình hoạt động được thiết kế, vận hành dựa trên dữ
liệu và công nghệ số để đưa hoạt động của chính quyền lên môi trường số, đảm
bảo an toàn thông tin; phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi phương thức
lãnh đạo, quản lý, điều hành, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra
các giá trị mới cho xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số của
huyện Mường Lát và tỉnh Thanh Hóa.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu về phát triển Chính quyền số
- Phấn đấu 100% văn bản không mật trình Ủy ban nhân dân xã, Chủ tịch
UBND xã sử dụng dưới dạng điện tử.
- 100% văn bản trao đổi giữa cơ quan UBND xã với cơ quan nhà nước
cấp huyện dưới dạng điện tử có ứng dụng chữ ký số.
- 100% cán bộ, công chức chấp hành nghiêm túc việc triển khai ứng dụng
văn bản điện tử liên thông trên phần mềm quản lý và điều hành.
- 100% cán bộ, công chức sử dụng có hiệu quả hộp thư điện tử công vụ.
2.2. Mục tiêu về phục vụ người dân
- 80% tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ
tục hành chính (TTHC).
- Tích hợp, kết nối đảm bảo cập nhật 100% các dịch vụ công được cung
cấp trực tuyến mức độ 3,4 trên Trang thông tin điện tử.
- Đẩy mạnh ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa
bàn.
- 100% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục
hành chính.
2.3. Mục tiêu về phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin
- 100% máy tính được cài đặt phần mềm quyết virus có bản quyền.
- 100% hệ thống thông tin đã triển khai mức bảo vệ 4 lớp.
- Xây dựng hoàn thiện hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin cho tất cả các hệ
thống của xã.
- 100% cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan được tuyên
truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn
thông tin.
III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi

3
số
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung trong Nghị quyết số 06-
NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chủ trương của
Đảng, chính sách của nhà nước liên quan đến Chương trình chuyển đổi số đến
CBCC và mọi tầng lớp Nhân dân trong xã, tạo sự đồng thuận cao trong thực
hiện chuyển đổi số.
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về chuyển đổi số, tăng cường tuyên
truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách, pháp luật về ứng dụng CNTT,
thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức, sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện Nghị quyết
về chuyển đổi số.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
- Tổ chức rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định,
quy chế, các cơ chế chính sách, đảm bảo điều kiện tốt nhất nhằm thúc đẩy
chuyển đổi số; triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong bộ tiêu chí đánh giá, xếp
loại chuyển đổi số cấp xã; tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư
vào xã, nhất là các doanh nghiệp sản xuất phần mềm, công nghệ số, nội dung số,
thương mại điện tử, sản xuất thông minh;
- Triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích người dân sử dụng
thương mại điện tử, các sản phẩm ứng dụng công nghệ số.
- Xây dựng quy định về tiếp nhận, số hóa, lưu trữ và xử lý hồ sơ, văn bản
điện tử đúng pháp luật hiện hành về văn thư lưu trữ.
3. Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng số, đáp ứng yêu
cầu chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh phát triển nguồn
nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số.
- Thực hiện việc lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước trong các chương trình, dự án, nhiệm vụ khoa học - công nghệ… để thực
hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.
- Khuyến khích việc huy động, khai thác các nguồn lực xã hội cho đầu tư
hạ tầng số.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển hạ tầng
băng thông rộng cố định, nâng cấp hạ tầng mạng di động 4G, phát triển hạ tầng
mạng di động 5G; khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin có đủ
năng lực tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng, triển khai những ứng dụng dịch vụ,
nền tảng, giải pháp công nghệ mới để chuyển đổi số đối với các lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội.
- Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho đội ngũ
cán bộ, công chức, người lao động, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
xã, tạo sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao trong triển khai thực hiện chuyển

4
đổi số.
4. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hình thành chính quyền
số để dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số
- Triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng tại cơ quan để hình thành hệ
thống mạng diện rộng của huyện đảm bảo kết nối liên thông với tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã.
Hướng dẫn các tính năng, tiện ích trên thiết bị di động thông minh để người dân
có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ công, nhanh chóng, chính xác, thuận tiện.
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị hệ thống họp trực
tuyến, hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa...; bảo
đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong chuyển đổi số.
- Tiếp tục rà soát, chuẩn hoá và tái cấu trúc quy trình thực hiện thủ tục
hành chính trên môi trường điện tử; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành
chính, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử theo quy định tại Nghị định số
45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.
5. Tập trung phát triển kinh tế số để nâng cao năng suất lao động, sức
cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm.
- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp Công nghệ thông tin
triển khai những ứng dụng dịch vụ, nền tảng, giải pháp công nghệ mới trong các
lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, bao gồm: Y tế,
Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Du lịch, Tài nguyên Môi trường, Giao thông Vận
tải, Tài chính - ngân hàng, Nông nghiệp; Thông tin và Truyền thông...
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hộ dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên
các sàn giao dịch điện tử.
6. Phát triển xã hội số, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại,
tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
- Đẩy mạnh phổ biến kiến thức về công nghệ số, chuyển đổi số, chính
quyền số, kinh tế số, xã hội số cho cán bộ, công chức và người dân. Cung cấp
thông tin và kiến thức về an toàn trên môi trường số.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ số vào công tác bảo đảm an ninh, trật
tự, quản lý các phương tiện giao thông trên địa bàn xã: Triển khai hệ thống
thông tin số về an ninh, trật tự. Tập trung ứng dụng các giải pháp giám sát đảm
bảo an toàn của các phương tiện giao thông. Triển khai các ứng dụng số do
Công an huyện chủ trì.
- Tuyên truyền, hỗ trợ người dân tham gia sử dụng dịch vụ công trực
tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt và các hoạt động trên môi trường mạng
một cách sâu rộng.
- Tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp nhân dân,
giáo dục trong nhà trường bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của công dân

5
trên không gian mạng.
7. Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo mật thông tin
trong thực hiện chuyển đổi số
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn, an
ninh thông tin mạng cho cán bộ công chức và người dân trên địa bàn xã.
- Chủ động bố trí kinh phí và tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm
an toàn, an ninh thông tin đối với các hệ thống máy tính, hệ thống thông tin đang
triển khai, ứng dụng tại cơ quan.
- Phối hợp với Phòng Văn hóa & Thông tin, Văn phòng HĐND-UBND
huyện trong công tác đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin mạng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số xã Tam Chung
- Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối chung việc triển khai thực hiện chương trình
và các hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn xã.
2. Bộ phận Văn hóa - Xã hội
- Là cơ quan thường trực, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch,
theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai các nhiệm vụ,
chương trình, dự án của các bộ phận chuyên môn, các cơ quan, ban, ngành trên
địa bàn xã, định kỳ trước ngày 05/12 hàng năm báo cáo UBND xã tình hình
triển khai thực hiện chương trình.
- Tổng hợp, trình UBND xã ban hành kế hoạch triển khai chuyển đổi số
trên địa bàn xã hàng năm. Chủ động nắm bắt, tổng hợp các khó khăn, vướng
mắc có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của chương trình và phối
hợp với các bộ phận, ban, ngành, ban quản lý bản tìm phương án giải quyết, báo
cáo UBND xã xem xét, quyết định.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện chuyển đổi số nhằm huy động
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự cộng đồng trách nhiệm của các doanh
nghiệp và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện Nghị quyết
về chuyển đổi số, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
3. Bộ phận Địa chính – Xây dựng
Phối hợp Hội nông dân xã cùng các tổ chức, đơn vị trong và ngoài địa bàn
hỗ trợ cho nông dân thực hiện cập nhật thông tin thị trường, tập huấn kỹ năng
bán sản phẩm trên các sàn Thương mại điện tử (sản phẩm OCOP, chợ điện tử,
bán hàng Online,…) xây dựng, cung cấp kênh thông tin kết nối các sự kiện liên
quan đến xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài
nước để người sản xuất tiếp cận.
4. Bộ phận Tài chính - Kế toán
6
- Hằng năm, căn cứ tình hình ngân sách địa phương, phối hợp với bộ phận
Văn hóa - Xã hội tham mưu UBND xã trình HĐND xã bố trí kinh phí để triển
khai thực hiện.
5. Công An xã
Phối hợp với các ngành chủ quản và các cơ quan đơn vị có liên quan thực
hiện ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực
điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử để chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phục
vụ các nhóm tiện ích: giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công
trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục
vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, phục vụ công tác chỉ đạo
điều hành nhằm thúc đấy phát triển các trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và xã
hội số của toàn xã.
6. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã căn cứ
chức năng, nhiệm vụ, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên, thành viên của
tổ chức mình, tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong triển khai thực hiện;
xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể, lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện kế
hoạch phù hợp với đặc điểm, tình hình của xã.
- Thường xuyên phối hợp với bộ phận Văn hóa xã đề xuất giải pháp trong
xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
7. Ban quản lý các bản
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo kế hoạch do UBND cấp
xã ban hành.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bà con nhân dân về các nội dung
chuyển đổi số.
Trên đây là Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn xã Tam Chung năm 2022.
Đề nghị các bộ phận chuyên môn, các cơ quan, ban, ngành liên quan triển khai
thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình triển khai thực hiện, có khó khăn, vướng
mắc, phản ánh kịp thời về UBND xã (
qua bộ phận Văn hóa xã) để tổng hợp, giải
quyết.

Chuyển đổi số xã Tam Chung năm 2022

Đăng lúc: 10/12/2022 14:38:15 (GMT+7)

Thực hiện Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân huyện Mường Lát về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân xã Tam Chung xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân
trên địa bàn xã về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giai đoạn phát
triển mới của đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan.
2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm phát triển Chính quyền số và bảo
đảm an toàn thông tin mạng, đặt trọng tâm vào Chuyển đổi số trong toàn cơ
quan góp phần xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu
quả.
3. Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả hoạt động Trang thông tin
điện tử xã; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo quy định.
Nâng cao hiệu quả sử dụng trên phần mềm dùng chung của tỉnh…. Đối với phần
mềm quản lý văn bản và điều hành công việc tăng cường gửi, nhận văn bản điện
tử, chuyển lãnh đạo ký số… Ứng dụng chữ ký số của 100% cán bộ, công chức
chuyên môn.
4. Xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm
chuyên ngành phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, bảo đảm triển khai đồng bộ với
việc phát triển các hệ thống thông tin dùng chung của huyện, tỉnh, cơ sở dữ liệu
quốc gia. Tích cực ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn và chuyển đổi số
trong cơ quan UBND xã.
5. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin: Đầu tư về trang thiết bị, dịch vụ
CNTT và nguồn nhân lực bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo quy định cho
các hệ thống thông tin như mạng LAN, các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ
liệu chuyên ngành của bộ phận chuyên môn. Hướng dẫn cán bộ, công chức thực
hiện nghiêm các quy định về bảo mật thông tin trong quản lý nhà nước, an toàn
thông tin mạng của các hệ thống quản lý. Triển khai các biện pháp đảm bảo an
toàn thông tin theo hướng dẫn của Phòng Văn hóa - Thông tin, Sở Thông tin và

2
Truyền thông. Tích cực tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ của Sở Thông tin và
Truyền thông và UBND huyện tổ chức thực hiện.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số xã Tam Chung
tổng thể, toàn diện, có mô hình hoạt động được thiết kế, vận hành dựa trên dữ
liệu và công nghệ số để đưa hoạt động của chính quyền lên môi trường số, đảm
bảo an toàn thông tin; phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi phương thức
lãnh đạo, quản lý, điều hành, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra
các giá trị mới cho xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số của
huyện Mường Lát và tỉnh Thanh Hóa.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu về phát triển Chính quyền số
- Phấn đấu 100% văn bản không mật trình Ủy ban nhân dân xã, Chủ tịch
UBND xã sử dụng dưới dạng điện tử.
- 100% văn bản trao đổi giữa cơ quan UBND xã với cơ quan nhà nước
cấp huyện dưới dạng điện tử có ứng dụng chữ ký số.
- 100% cán bộ, công chức chấp hành nghiêm túc việc triển khai ứng dụng
văn bản điện tử liên thông trên phần mềm quản lý và điều hành.
- 100% cán bộ, công chức sử dụng có hiệu quả hộp thư điện tử công vụ.
2.2. Mục tiêu về phục vụ người dân
- 80% tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ
tục hành chính (TTHC).
- Tích hợp, kết nối đảm bảo cập nhật 100% các dịch vụ công được cung
cấp trực tuyến mức độ 3,4 trên Trang thông tin điện tử.
- Đẩy mạnh ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa
bàn.
- 100% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục
hành chính.
2.3. Mục tiêu về phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin
- 100% máy tính được cài đặt phần mềm quyết virus có bản quyền.
- 100% hệ thống thông tin đã triển khai mức bảo vệ 4 lớp.
- Xây dựng hoàn thiện hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin cho tất cả các hệ
thống của xã.
- 100% cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan được tuyên
truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn
thông tin.
III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi

3
số
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội dung trong Nghị quyết số 06-
NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các chủ trương của
Đảng, chính sách của nhà nước liên quan đến Chương trình chuyển đổi số đến
CBCC và mọi tầng lớp Nhân dân trong xã, tạo sự đồng thuận cao trong thực
hiện chuyển đổi số.
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về chuyển đổi số, tăng cường tuyên
truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách, pháp luật về ứng dụng CNTT,
thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức, sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện Nghị quyết
về chuyển đổi số.
2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
- Tổ chức rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định,
quy chế, các cơ chế chính sách, đảm bảo điều kiện tốt nhất nhằm thúc đẩy
chuyển đổi số; triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong bộ tiêu chí đánh giá, xếp
loại chuyển đổi số cấp xã; tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư
vào xã, nhất là các doanh nghiệp sản xuất phần mềm, công nghệ số, nội dung số,
thương mại điện tử, sản xuất thông minh;
- Triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích người dân sử dụng
thương mại điện tử, các sản phẩm ứng dụng công nghệ số.
- Xây dựng quy định về tiếp nhận, số hóa, lưu trữ và xử lý hồ sơ, văn bản
điện tử đúng pháp luật hiện hành về văn thư lưu trữ.
3. Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng số, đáp ứng yêu
cầu chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh phát triển nguồn
nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số.
- Thực hiện việc lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước trong các chương trình, dự án, nhiệm vụ khoa học - công nghệ… để thực
hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.
- Khuyến khích việc huy động, khai thác các nguồn lực xã hội cho đầu tư
hạ tầng số.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp viễn thông đầu tư phát triển hạ tầng
băng thông rộng cố định, nâng cấp hạ tầng mạng di động 4G, phát triển hạ tầng
mạng di động 5G; khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin có đủ
năng lực tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng, triển khai những ứng dụng dịch vụ,
nền tảng, giải pháp công nghệ mới để chuyển đổi số đối với các lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội.
- Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng về chuyển đổi số cho đội ngũ
cán bộ, công chức, người lao động, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
xã, tạo sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao trong triển khai thực hiện chuyển

4
đổi số.
4. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, hình thành chính quyền
số để dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số
- Triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng tại cơ quan để hình thành hệ
thống mạng diện rộng của huyện đảm bảo kết nối liên thông với tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã.
Hướng dẫn các tính năng, tiện ích trên thiết bị di động thông minh để người dân
có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ công, nhanh chóng, chính xác, thuận tiện.
- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị hệ thống họp trực
tuyến, hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa...; bảo
đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong chuyển đổi số.
- Tiếp tục rà soát, chuẩn hoá và tái cấu trúc quy trình thực hiện thủ tục
hành chính trên môi trường điện tử; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành
chính, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử theo quy định tại Nghị định số
45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.
5. Tập trung phát triển kinh tế số để nâng cao năng suất lao động, sức
cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm.
- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp Công nghệ thông tin
triển khai những ứng dụng dịch vụ, nền tảng, giải pháp công nghệ mới trong các
lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, bao gồm: Y tế,
Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Du lịch, Tài nguyên Môi trường, Giao thông Vận
tải, Tài chính - ngân hàng, Nông nghiệp; Thông tin và Truyền thông...
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ các hộ dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên
các sàn giao dịch điện tử.
6. Phát triển xã hội số, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại,
tiến bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
- Đẩy mạnh phổ biến kiến thức về công nghệ số, chuyển đổi số, chính
quyền số, kinh tế số, xã hội số cho cán bộ, công chức và người dân. Cung cấp
thông tin và kiến thức về an toàn trên môi trường số.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ số vào công tác bảo đảm an ninh, trật
tự, quản lý các phương tiện giao thông trên địa bàn xã: Triển khai hệ thống
thông tin số về an ninh, trật tự. Tập trung ứng dụng các giải pháp giám sát đảm
bảo an toàn của các phương tiện giao thông. Triển khai các ứng dụng số do
Công an huyện chủ trì.
- Tuyên truyền, hỗ trợ người dân tham gia sử dụng dịch vụ công trực
tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt và các hoạt động trên môi trường mạng
một cách sâu rộng.
- Tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp nhân dân,
giáo dục trong nhà trường bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của công dân

5
trên không gian mạng.
7. Tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng và bảo mật thông tin
trong thực hiện chuyển đổi số
- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn, an
ninh thông tin mạng cho cán bộ công chức và người dân trên địa bàn xã.
- Chủ động bố trí kinh phí và tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm
an toàn, an ninh thông tin đối với các hệ thống máy tính, hệ thống thông tin đang
triển khai, ứng dụng tại cơ quan.
- Phối hợp với Phòng Văn hóa & Thông tin, Văn phòng HĐND-UBND
huyện trong công tác đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin mạng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số xã Tam Chung
- Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối chung việc triển khai thực hiện chương trình
và các hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn xã.
2. Bộ phận Văn hóa - Xã hội
- Là cơ quan thường trực, chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch,
theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai các nhiệm vụ,
chương trình, dự án của các bộ phận chuyên môn, các cơ quan, ban, ngành trên
địa bàn xã, định kỳ trước ngày 05/12 hàng năm báo cáo UBND xã tình hình
triển khai thực hiện chương trình.
- Tổng hợp, trình UBND xã ban hành kế hoạch triển khai chuyển đổi số
trên địa bàn xã hàng năm. Chủ động nắm bắt, tổng hợp các khó khăn, vướng
mắc có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của chương trình và phối
hợp với các bộ phận, ban, ngành, ban quản lý bản tìm phương án giải quyết, báo
cáo UBND xã xem xét, quyết định.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện chuyển đổi số nhằm huy động
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự cộng đồng trách nhiệm của các doanh
nghiệp và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện Nghị quyết
về chuyển đổi số, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
3. Bộ phận Địa chính – Xây dựng
Phối hợp Hội nông dân xã cùng các tổ chức, đơn vị trong và ngoài địa bàn
hỗ trợ cho nông dân thực hiện cập nhật thông tin thị trường, tập huấn kỹ năng
bán sản phẩm trên các sàn Thương mại điện tử (sản phẩm OCOP, chợ điện tử,
bán hàng Online,…) xây dựng, cung cấp kênh thông tin kết nối các sự kiện liên
quan đến xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài
nước để người sản xuất tiếp cận.
4. Bộ phận Tài chính - Kế toán
6
- Hằng năm, căn cứ tình hình ngân sách địa phương, phối hợp với bộ phận
Văn hóa - Xã hội tham mưu UBND xã trình HĐND xã bố trí kinh phí để triển
khai thực hiện.
5. Công An xã
Phối hợp với các ngành chủ quản và các cơ quan đơn vị có liên quan thực
hiện ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực
điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử để chuẩn hóa cơ sở dữ liệu phục
vụ các nhóm tiện ích: giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công
trực tuyến; phát triển kinh tế, xã hội; công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục
vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, phục vụ công tác chỉ đạo
điều hành nhằm thúc đấy phát triển các trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và xã
hội số của toàn xã.
6. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã căn cứ
chức năng, nhiệm vụ, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, hội viên, thành viên của
tổ chức mình, tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong triển khai thực hiện;
xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể, lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện kế
hoạch phù hợp với đặc điểm, tình hình của xã.
- Thường xuyên phối hợp với bộ phận Văn hóa xã đề xuất giải pháp trong
xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
7. Ban quản lý các bản
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo kế hoạch do UBND cấp
xã ban hành.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn bà con nhân dân về các nội dung
chuyển đổi số.
Trên đây là Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn xã Tam Chung năm 2022.
Đề nghị các bộ phận chuyên môn, các cơ quan, ban, ngành liên quan triển khai
thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình triển khai thực hiện, có khó khăn, vướng
mắc, phản ánh kịp thời về UBND xã (
qua bộ phận Văn hóa xã) để tổng hợp, giải
quyết.